Phối hợp Ortho-K và Atropine hiệu quả cao & sau đó thì sao?

Bài viết được thẩm định bởi Bác sĩ Lê Đức Thiện

vào ngày 30/07/2024

Bạn muốn hiểu rõ cách thức hoạt động của việc phối hợp giữa Ortho-K và thuốc atropine. Bài viết này sẽ phân tích hiệu quả của việc phối hợp Ortho-K và atropin, đồng thời thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng và lộ trình điều trị đảm bảo hiệu quả.

Hiệu quả của Atropine phối hợp Ortho-K

Phối hợp giữa Ortho-K và thuốc atropin đã được chứng minh là có hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng từng phương pháp một cách riêng lẻ. Nghiên cứu cho thấy rằng sự kết hợp này đặc biệt hiệu quả trong việc kiểm soát sự tiến triển của cận thị ở trẻ em, nhất là trong giai đoạn đầu của điều trị.

Hiệu quả cao hơn khi phối hợp

Theo một số nghiên cứu gần đây sự phối hợp của Atropine và Ortho-K cho thấy kết quả tích cực về hiệu quả kiểm soát tiến triển cận thị khi phối hợp hai phương pháp này so với việc sử dụng đơn lẻ từng phương pháp. 

Nghiên cứu “Ortho-Kchứng minh việc sử dụng kết hợp hai phương pháp: Ortho-K Atropine nồng độ thấp đem lại hiệu quả cao hơn so với phác đồ sử dụng từng biện pháp riêng lẻ. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng tất cả các phương pháp dù là đơn lẻ hay kết hợp đều có thể làm giảm đáng kể độ giãn trục tại tất cả các lần khám. Tuy nhiên lộ trình kết hợp hai phương pháp đem lại hiệu quả hơn. Đồng thời nghiên cứu cũng cho thấy kết quả rõ ràng hơn về việc kết hợp hai phương pháp đặc biệt có lợi cho các bệnh nhân trẻ nhỏ. 

Hiệu quả trong 6 tháng đầu

Một nghiên cứu khác đó làKết quả một năm của nghiên cứu atropine 0,01% với kính Ortho-K (AOK): một thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên” tiến hành trong hơn 1 năm chỉ ra rằng việc phối hợp hai phương pháp: Atropine với Ortho-K có tác dụng làm giảm tiến triển độ dài trục nhãn cầu ở bệnh nhân cận thị đáng kể trong giai đoạn 6 tháng đầu tiên; sau 6 tháng hiệu quả kiểm soát độ dài trục nhãn cầu không còn đáng kể như giai đoạn đầu.

Tuy nhiên nghiên cứu được thực hiện trong thời gian ngắn hạn chỉ 1 năm nên chưa thể đánh giá toàn diện hiệu quả của việc phối hợp hai phương pháp. Từ đó có thể thấy hiệu quả của việc phối hợp có thể giảm dần và cần được theo dõi và điều chỉnh phù hợp.

Phối hợp Ortho-K với Atropine khi nào?

Phối hợp Ortho-K và Atropin là phương án hiệu quả khi muốn tối ưu hóa hiệu quả kiểm soát tiến triển cận thị, đặc biệt là cho các trẻ em có nguy cơ tiến triển cận thị cao. Sự kết hợp này giúp làm chậm sự tiến triển của cận thị và cải thiện chất lượng thị giác tổng thể.

Việc kết hợp Ortho-K và Atropine thường được cân nhắc khi:

Trẻ em bị cận thị tiến triển nhanh: Khi độ cận của trẻ tăng nhanh, việc kết hợp hai phương pháp này có thể giúp làm chậm quá trình tiến triển này hiệu quả hơn so với việc sử dụng riêng lẻ từng phương pháp.

Cận thị có độ số cao: Đối với những trường hợp cận thị nặng, việc kết hợp Ortho-K và Atropine có thể giúp kiểm soát tốt hơn tình trạng cận thị và giảm thiểu nguy cơ các biến chứng.

Các phương pháp khác không hiệu quả: Nếu trẻ đã thử các phương pháp khác như đeo kính, kính áp tròng mềm nhưng không mang lại hiệu quả mong muốn, bác sĩ có thể đề xuất kết hợp Ortho-K và Atropine.

Khi nào nên tăng nồng độ Atropine khi đang sử dụng kết hợp với Ortho-K?

Có một câu hỏi lớn về việc tăng nồng độ atropin có mang lại hiệu quả cao hơn hay không. Các nghiên cứu hiện tại chủ yếu tập trung vào nồng độ atropin thấp (0.01%), và chưa có nhiều dữ liệu về hiệu quả của các nồng độ cao hơn. Đây có thể là một chủ đề mới và cần được đánh giá chi tiết hơn từ đó đưa ra được lộ trình kiểm soát cận thị ở mức độ cao hơn. 

Tuy nhiên cũng cần nhìn nhận tổng quát và đánh giá cả về những tác dụng phụ có thể xảy ra khi tăng nồng độ Atropine phối hợp với kính Ortho-K. Điều này có thể ảnh hưởng tới kích thước đồng tử, từ đó ảnh hưởng tới kích thước vùng điều trị và khả năng thị giác bình thường. 

Khi nào nên tăng nồng độ Atropine khi đang sử dụng kết hợp với Ortho-K?

Khi nào nên tăng nồng độ Atropine khi đang sử dụng kết hợp với Ortho-K?

Atropine có ảnh hưởng đến chất lượng thị lực với kính không?

Một câu hỏi khác liên quan đến việc sử dụng atropin là liệu nó có ảnh hưởng đến chất lượng thị lực khi kết hợp với kính Ortho-K hay không. Bạn cần xem xét các yếu tố sau đây: 

Tác động của atropine
Thuốc atropin, đặc biệt là với nồng độ thấp như 0.01%, được cho là có ảnh hưởng rất ít đến chất lượng thị lực. Các nghiên cứu hiện nay cho thấy rằng nồng độ atropine 0,01% có tác động rất nhỏ và gần như không gây tác dụng phụ về các vấn đề gây ảnh hưởng thị lực hay quang sai. 

Nồng độ cao hơn
Mặc dù nồng độ thấp của atropin hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng thị giác, việc sử dụng các nồng độ cao hơn vẫn còn là câu hỏi chưa có lời giải đáp cụ thể. 

Nồng độ cao có thể gây ra hiện tượng giãn đồng tử và ảnh hưởng đến khả năng điều tiết của mắt, điều này cần được xem xét cẩn thận trong các nghiên cứu và thực hành lâm sàng để đảm bảo rằng nó không ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của kính Ortho-K và chất lượng thị lực của bệnh nhân.

Ngoài phối hợp với atropine, còn phương án khác không?

Bên cạnh việc phối hợp với atropin, còn có những phương pháp và lựa chọn khác để tối ưu hóa hiệu quả của điều trị cận thị.

Thay đổi thiết kế của kính Ortho-K
Một phương án khác là thay đổi thiết kế của kính Ortho-K. Việc điều chỉnh thiết kế kính có thể cải thiện hiệu quả của phương pháp này. Theo nguồn nghiên cứu, thay đổi thiết kế kính Ortho-K có thể giúp cải thiện khả năng kiểm soát cận thị và giảm sự tiến triển của độ cận.

Đường kính vùng quang học sau nhỏ hơn (back optic zone diameter – bozd)

Hình ảnh so sánh kích thước vùng điều trị bằng cách sử dụng đường kính vùng quang học sau lớn so với nhỏ

Hình ảnh so sánh kích thước vùng điều trị bằng cách sử dụng đường kính vùng quang học sau lớn so với nhỏ

Việc sử dụng kính Ortho-K với BOZD nhỏ hơn cũng là một phương pháp có thể cải thiện hiệu quả điều trị. Một nghiên cứu khác “Những thay đổi về quang học và mối liên quan với sự kéo dài trục ở trẻ em đeo kính chỉnh hình giác mạc có đường kính vùng quang học sau khác nhau” ở đối tượng trẻ em Trung Quốc cho thấy rằng BOZD nhỏ hơn giúp tăng cường hiệu quả kiểm soát cận thị. Tuy nhiên cũng đi kèm với một số ưu và nhược điểm, cụ thể là: 

  • Ưu điểm: Kính với BOZD nhỏ hơn có thể cung cấp sự điều chỉnh tốt hơn cho hình dạng giác mạc, giúp kiểm soát sự tiến triển của cận thị hiệu quả hơn.
  • Nhược đểm: Có thể gây ra sự không thoải mái hoặc khó khăn trong việc thích ứng với kính đối với một số bệnh nhân. Cần cân nhắc kỹ lưỡng và theo dõi để đảm bảo rằng bệnh nhân cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Kết luận

Phối hợp giữa Ortho-K Atropin đã chứng minh là một phương pháp hiệu quả trong việc kiểm soát cận thị, đặc biệt trong giai đoạn đầu của điều trị. Sự kết hợp này giúp làm giảm sự tiến triển của cận thị và cải thiện chất lượng thị giác, tuy nhiên, hiệu quả có thể giảm dần sau 6 tháng, cần được theo dõi và điều chỉnh phù hợp.

Việc sử dụng Atropin ở nồng độ thấp hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng thị giác, nhưng cần thêm nghiên cứu về các nồng độ cao hơn. Bên cạnh sự phối hợp với Atropin, việc thay đổi thiết kế kính Ortho-K cũng là phương án có thể cải thiện hiệu quả điều trị.

Lời khuyên

Để đạt được kết quả tối ưu trong việc kiểm soát cận thị, việc lựa chọn phương pháp và chỉ định đúng thời điểm là rất quan trọng. Hãy đặt lịch khám ngay cho bé với các chuyên gia tại vivision kid để được tư vấn và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

logo vivisionkid
Thạc sĩ Lê Đức Thiện
Bác sĩ Lê Đức Thiện
Thạc sĩ - Bác sĩ Nhãn khoa
Xem thêm

Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.

Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

atropin

Kiểm soát cận thị

Ortho-K