Làm gì khi điều trị không thành công với Ortho-K?
Bài viết này sẽ phân tích kết quả nghiên cứu về hiệu quả của việc kết hợp atropin với Ortho-K trong việc kiểm soát cận thị, và đưa ra các giải pháp và khuyến nghị cho những trường hợp không đáp ứng tốt với điều trị.
So sánh hai nhóm dùng OK và dùng phối hợp Atropin đồng nộ thấp & kính Ortho-K
Ortho-K là một trong những phương pháp kiểm soát cận thị cho hiệu quả tốt nhất và việc phối hợp Ortho-K và atropin 0.01% đang được rất nhiều chuyên gia áp dụng vì phương án phối hợp này có hiệu quả lên đến 70%, cao hơn khi áp dụng Ortho-K hoặc atropin đơn lẻ.
Vậy trong trường hợp hiệu quả kiểm soát cận thị với Ortho-K không tối ưu thì kết hợp Ortho-K với atropin có thể cải thiện tình trạng này?
Nghiên cứu “Hiệu quả sau hai năm sử dụng phương pháp phối hợp atropin nồng độ thấp và kính Ortho-k ở những trẻ đáp ứng kiểm soát cận thị kém với kính Ortho-K” đã khám phá tác dụng của việc kết hợp atropin với Ortho-K ở những trẻ không đáp ứng tốt với Ortho-K. Đây là một nghiên cứu quan trọng giúp xác định hiệu quả của việc phối hợp hai phương pháp điều trị này.
Nghiên cứu thức hiện trên 73 trẻ đã điều trị bằng Ortho-K trong 1 năm và độ dài trục nhãn cầu tăng từ 0.30 mm trở lên, tương đương với tăng 0.5D đến 1.00D trên năm. Sau đó, trẻ được chia thành hai nhóm:
- Nhóm Ortho-K kết hợp atropin (viết tắt là OKA): 37 trẻ tiếp tục điều trị bằng Ortho-K phối hợp với atropin 0.01% mỗi đêm trong 2 năm tiếp theo.
- Nhóm Ortho-K đơn thuần (viết tắt là OK): 36 trẻ em tiếp tục điều trị chỉ bằng Ortho-K.
Nghiên cứu đã chỉ ra kết quả như sau
- Năm đầu tiên khi cả hai nhóm chỉ sử dụng Ortho-K: Nhóm OKA có độ dài trục nhãn cầu tăng trung bình là 0.47±0.15 mm, nhóm OK là 0.41±0.09 mm.
- Năm thứ hai khi nhóm OKA bắt đầu sử dụng thêm atropin 0.01%: Nhóm OKA có độ dài trục nhãn cầu tăng trung bình là 0.21±0.15 mm, so với 0.30±0.11 mm của nhóm OK.
- Năm thứ ba: Nhóm OKA có độ dài trục nhãn cầu tăng trung bình là 0.23±0.13 mm, trong khi nhóm OK là 0.20±0.13 mm.
Tổng cộng, sự kéo dài trục nhãn cầu trong 3 năm là 0.91±0.30 mm cho nhóm OKA và 0.91±0.24 mm cho nhóm OK cho thấy sự khác biệt không đáng kể trong độ dài trục nhãn cầu tăng ở cả hai nhóm. Kết luận này cho chúng ta một câu hỏi tác dụng khi điều trị phối hợp Ortho-K và Atropin trên nhóm trẻ không đáp ứng kiểm soát cận thị tốt với Ortho-K.
Tuy nhiên trước đó vào năm 2018, nghiên cứu của Zhi Chen trên 60 trẻ lại cho thấy kết quả kiểm soát cận thị tốt của phương pháp phối hợp Ortho-K và atropin trên nhóm đối tượng này. Với những kết quả còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu thì chúng ta có thêm những sự lựa chọn khi muốn tăng hiệu quả kiểm soát cận thị của kính Ortho-K?
Vậy chúng ta có thể làm gì khi trẻ dùng Ortho-K vẫn tăng độ?
Khi Ortho-K không mang lại kết quả như mong đợi, có một số yếu tố cần xem xét và các giải pháp tiềm năng để cải thiện hiệu quả điều trị.
Thay đổi thiết kế kính Ortho-K
Thay đổi thiết kế kính như giảm bán kính mặt sau và tăng độ sâu vùng quy hồi có thể giúp cải thiện sự tương thích của kính với giác mạc và tăng hiệu quả điều trị. Đây là hai yếu tố đã được chứng minh có thể tăng hiệu quả kiểm soát cận thị của Ortho-K dựa vào việc tăng hiệu ứng viễn thị hóa vùng rìa.
Tuy nhiên việc thay đổi đường kính, công suất vùng điều trị có thể ảnh hưởng đến chất lượng thị giác của bệnh nhân, trong đó nguy cơ gây nhòe vùng chu biên được ghi nhận nhiều nhất. Vì thế chúng ta cần cân nhắc kỹ việc thay đổi thiết kế kính và làm rõ những yếu tố nguy cơ trước khi thực hiện.
Ortho-K kết hợp liệu pháp ánh sáng đỏ?
Trong nghiên cứu mới nhất theo dõi đáp ứng của bệnh nhân sử dụng Ortho-K vẫn có xu hướng tăng độ chuyển sang sử dụng phối hợp Ortho-K và liệu pháp ánh sáng đỏ, nhóm sử dụng phối hợp hai phương pháp đã cho thấy khả năng kiểm soát cận thị đáng ngạc nhiên và còn cho thấy khả năng “chữa cận” khi độ dài trục nhãn cầu có xu hướng giảm ở nhóm này!
Kết luận
Việc phối hợp Ortho-K và Atropin để tăng hiệu quả kiểm soát cận thị trên nhóm vẫn tăng độ khi dùng Ortho-K cần vẫn còn nhiều điều cần bàn luận thì việc thay đổi thiết kế kính Ortho-K hay phối hợp Ortho-K và ánh sáng đỏ là những phương án đáng để xem xét và áp dụng vào điều trị
Cuối cùng, việc điều chỉnh phác đồ điều trị cần dựa trên sự theo dõi chặt chẽ và đánh giá chính xác tình trạng của bệnh nhân. Với sự hợp tác giữa bác sĩ, phụ huynh và bệnh nhân, chúng ta có thể đạt được kết quả tốt nhất trong việc kiểm soát cận thị bằng Ortho-K.
Đặt lịch ngay hôm nay tại vivision kid để con được thăm khám, đánh giá toàn diện về mắt đảm bảo lộ trình kiểm soát cận thị an toàn, uy tín cho con.
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
HIỆU QUẢ SAU HAI NĂM SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP PHỐI HỢP ATROPIN NỒNG ĐỘ THẤP VÀ KÍNH ORTHO-K Ở NHỮNG TRẺ ĐÁP ỨNG KIỂM SOÁT CẬN THỊ KÉM VỚI KÍNH ORTHO-K
Zhi Chen, Jiaqi Zhou, Feng Xue, Xiaomei Qu, Xingtao Zhou
Phương pháp: Nghiên cứu thực hiện trên nhóm 73 đối tượng đã điều trị Ortho-K trong 1 năm và độ dài trục nhãn cầu tăng nhiều hơn 0.3mm ( tương đương với độ cận tăng từ 0,50D tới 1.00D trên một năm). Sau đó trẻ được chia thành 2 nhóm: Nhóm 1: 37 trẻ sử dụng kính Ortho-K kết hợp với atropine 0,01% ( viết tắt là OKA) mỗi đêm trong 2 năm tiếp theo; nhóm 2: 36 trẻ được tiếp tục điều trị chỉ bằng kính Ortho-K. Nghiên cứu theo dõi độ dài trục nhãn cầu của các nhóm và tiến hành phân tích kết quả.
Kết quả: Sinh trắc học ban đầu tương tự nhau giữa hai nhóm trong giai đoạn 1 (tất cả p> 0,05). Độ giãn dài trục trung bình là 0,47 ± 0,15, 0,21 ± 0,15, 0,23 ± 0,13 mm đối với nhóm OKA và 0,41 ± 0,09, 0,30 ± 0,11, 0,20 ± 0,13 mm đối với nhóm OK trong năm đầu tiên, năm thứ hai và năm thứ ba. Độ giãn dài trục tích lũy trong 3 năm là 0,91 ± 0,30 mm đối với nhóm OKA và 0,91 ± 0,24 mm đối với nhóm OK.
Sự thay đổi AL tổng thể không khác biệt đáng kể giữa hai nhóm (p = 0,262). Tật khúc xạ cận thị ban đầu có tác động đáng kể đến độ giãn dài trục trong 3 năm điều trị (p < 0,001). Không có yếu tố nào trong số độ tuổi ban đầu (p = 0,129), thiết kế thấu kính (p = 0,890) hoặc phương thức điều trị (p = 0,579) có tác động đáng kể đến độ giãn dài trục.
Kết luận Đối với những người cận thị tiến triển nhanh và đáp ứng kém với Ortho-K, việc kết hợp 0,01% atropine vào ban đêm không làm thay đổi đáng kể kết quả kéo dài trục sau 3 năm so với liệu pháp Ortho-K riêng lẻ.
Lời khuyên
Việc phối hợp Ortho-K và Atropin để tăng hiệu quả kiểm soát cận thị trên nhóm vẫn tăng độ khi dùng Ortho-K cần vẫn còn nhiều điều cần bàn luận thì việc thay đổi thiết kế kính Ortho-K hay phối hợp Ortho-K và ánh sáng đỏ là những phương án đáng để xem xét và áp dụng vào điều trị.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em
Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Khắc Quý được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, Khúc xạ Nhãn khoa đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: