Ánh sáng và ảnh hưởng đến cận thị – Chữa cận và phòng cận?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức

vào ngày 31/07/2024

Ánh sáng cũng đóng một vai trò quan trọng trong tiến triển cận thị, kiểm soát tiến triển cận thị và quản lý cận thị. Bài viết này sẽ đánh giá hiệu quả của liệu pháp ánh sáng đỏ trong việc phòng ngừa và điều trị cận thị. 

Những gì chúng ta biết về ánh sáng và sức khỏe mắt

Ánh sáng mà chúng ta tiếp xúc hàng ngày có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mắt thông qua nhiều yếu tố, một trong những yếu tố đó là bước sóng ánh sáng. Bước sóng ánh sáng có khả năng tác động tới độ dài trục nhãn cầu của mắt và làm thay đổi độ dài trục nhãn cầu, từ đó tác động tới tật khúc xạ ở trẻ, đặc biệt là cận thị: 

  • Theo website reviewofmm.com, trang này đã đưa ra một số nghiên cứu chứng minh ánh sáng xanh có hiệu quả giảm tương đối độ dài trục nhãn cầu trong khi tiếp xúc với ánh sáng có bước sóng dài làm tăng độ dài trục nhãn cầu. 
  • Cũng theo website reviewofmm.com, một nghiên cứu khác cũng đã chứng minh ánh sáng tím cũng có hiệu quả tương tự giảm độ dài trục nhãn cầu và ngăn ngừa khởi phát cận thị.

Hiện nay liệu pháp sử dụng ánh sáng đỏ trong điều trị cận thị đang được xem là một phương hướng điều trị mới và đem lại nhiều kết quả khả quan giúp tăng độ dài trục nhãn cầu. 

Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng của các phương pháp sử dụng ánh sáng trong điều trị kiểm soát tiến triển cận thị. Tuy nhiên, chúng ta vẫn cần rất nhiều các thực nghiệm và nghiên cứu mới để có thể đi tới ứng dụng trong thực hành lâm sàng hàng ngày. 

Cường độ ánh sáng và hàm lượng quang phổ của ánh sáng trong môi trường thay đổi khác nhau ở các điều kiện trong nhà và ngoài trời. Cùng ở môi trường ngoài trời, ở các địa điểm ngoài trời khác nhau các mức độ cường độ ánh sáng có thể khác nhau. 

Một số môi trường có thể có cường độ ánh sáng lên tới 9000 lux và cũng có môi trường chỉ có cường độ sáng khoảng 11 lux; một số vị trí môi trường ngoài trời cũng có cường độ sáng tương tự như cường độ sáng ở trong nhà (<1000 lux). 

Ánh sáng ngoài trời có tác dụng gì trong kiểm soát cận thị

Ánh sáng ngoài trời có tác dụng gì trong kiểm soát cận thị

Một nghiên cứu gần đây từ LV Prasad đã điều tra sự thay đổi trong hàm lượng quang phổ ánh sáng tại nhiều địa điểm trong nhà và ngoài trời khác nhau. Nghiên cứu đã chứng minh rằng ánh sáng trong nhà và ngoài trời có cùng cấu trúc và thành phần phần trăm tương đối của các bước sóng ngắn, trung bình và dài. 

Tuy nhiên, mức năng lượng của ánh sáng trong toàn bộ dải bước sóng ở ngoài trời cao hơn so với trong nhà. Vậy rõ ràng không phải địa điểm ngoài trời nào cũng phù hợp để được coi là môi trường ngoài trời tối ưu. 

Thế nhưng, các y bác sĩ luôn cần tư vấn bệnh nhân tăng cường thời gian hoạt động ngoài trời giúp phòng ngừa cận thị khởi phát và kiểm soát tiến triển cận thị.

Ánh sáng ngoài trời được nhiều nghiên cứu chứng minh có khả năng trì hoãn hoặc ngăn ngừa sự khởi phát cận thị, tuy nhiên lại chưa được chứng minh về khả năng kiểm soát tiến triển cận thị. 

Một đánh giá hệ thống gần đây của Dhakal và cộng sự (2022) cung cấp bản đồ toàn diện minh chứng về vai trò của việc tiếp xúc với ánh sáng ngoài trời: ở trẻ em cận thị việc tiếp xúc ánh sáng ngoài trời gần như không có hiệu quả trong kiểm soát tiến triển cận thị (giảm tiến triển cận thị từ 0,13D tới 0,17D trong 1 năm). 

Dù vậy vẫn nên khuyến nghị tăng cường thời gian hoạt động ngoài trời ở nhóm bệnh nhân tiến triển cận thị vì có thể gián tiếp giúp giảm thời gian làm việc nhìn gần.

Một câu hỏi khác được đặt ra là liệu thực hiện các hoạt động nhìn gần trong môi trường ánh sáng ngoài trời sẽ ảnh hưởng như thế nào tới mắt? 

Một thử nghiệm gần đây chỉ ra rằng thực hiện công việc gần ở ngoài trời ( >10000 lux) trong 15 phút dẫn tới sự gia tăng đáng kể chiều dài trục nhãn cầu so với các việc chỉ tham gia các hoạt động  nhìn xa. Phát hiện này củng cố niềm tin nên khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao ngoài trời. 

Liệu pháp ánh sáng đỏ – Phương pháp hạn chế tăng độ cận và tương lai “ chữa cận” 

Liệu pháp ánh sáng đỏ là liệu pháp đang nhận được nhiều sự quan tâm hiện nay về khả năng làm chậm tiến triển cận thị và hơn thế nữa là khả năng làm giảm độ dài trục nhãn cầu, hay nói cách khác là giảm cận thị. 

Liệu pháp ánh sáng đỏ sử dụng ánh sáng có bước sóng 650nm trong thời gian tối đa là ba phút được thực hiện dưới sự giám sát của cha mẹ, hai lần một ngày, với khoảng cách tối thiểu là bốn giờ, năm ngày một tuần. 

Độ hiệu quả

Một nghiên cứu đa trung tâm lớn ở Trung Quốc với 264 trẻ em từ 8-13 tuổi bị cận thị từ -1,00D đến -5,00D là nghiên cứu đáng tin cậy nhất về liệu pháp ánh sáng đỏ cho đến nay. 

Sau 12 tháng, nhóm điều trị ánh sáng đỏ cho thấy tiến triển cận thị ít hơn 66% so với nhóm đối chứng. Giảm độ dài trục nhãn cầu xuất hiện ở 20% số người tham gia nghiên cứu sau 12 tháng. 

Trong năm thứ hai của nghiên cứu, nhóm điều trị trong hai năm cho thấy tình trạng tiến triển độ dài trục nhãn cầu ít hơn 57% so với nhóm đối chứng. 

Trong khoảng thời gian hai năm, sự dài ra của trục nhãn cầu và sự tăng cận được báo cáo như sau:  

  • Nhóm điều trị: (AL: 0,16 mm; SER: -0,31D) 
  • Nhóm đối chứng: (AL: 0,64 mm; SER: -1,24D). 

Một phân tích tổng hợp cũng đã được công bố vào tháng 4 năm 2023 , bao gồm tám nghiên cứu từ Trung Quốc đáp ứng các tiêu chí. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng phương pháp điều trị ánh sáng đỏ có thể làm giảm tiến triển cận thị ở khúc xạ và chiều dài trục mà không có các tác dụng phụ đáng kể. 

Tuy nhiên, họ tuyên bố rằng bằng chứng có độ chắc chắn thấp và hiệu ứng hồi phục có vẻ lớn sau khi ngừng thuốc. 

Hiệu ứng đảo ngược

Mặc dù liệu pháp ánh sáng đỏ được chứng minh tác dụng làm chậm sự tiến triển của cận thị, hiện tại vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định rằng không có hiệu ứng đảo ngược sau khi dừng điều trị ánh sáng đỏ. 

Một hiệu ứng đảo ngược mạnh đã được ghi nhận ở những trẻ em ngừng sử dụng RLRL sau một năm, với chiều dài trục tăng thêm 0,14mm so với những trẻ tiếp tục đeo kính đơn tròng. 

Độ an toàn

Nghiên cứu kéo dài hai năm cho thấy đối tượng điều trị chấp nhận phương pháp và không có biến chứng hoặc tổn thương võng mạc về mặt cơ năng hoặc thực thể được ghi nhận.

Tuy nhiên, vào tháng 5 năm 2023, một nghiên cứu từ Trung Quốc đã báo cáo về tình trạng thị lực giảm của một bé gái 12 tuổi trong hai tuần sau năm tháng điều trị cận thị bằng ánh sáng đỏ. Trẻ bị tổn thương hoàng điểm và giảm tự phát huỳnh quang ở hoàng điểm không do viêm. 

Thị lực của bé đã phục hồi một phần lên 20/25 sau khi ngừng điều trị trong ba tháng. Các tác giả cho rằng nguyên nhân bao gồm tình trạng nhạy cảm với ánh sáng của bệnh nhân hoặc tiếp xúc quá nhiều với liệu pháp ánh sáng đỏ. Nghiên cứu trường hợp này nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá liên tục thị lực và sức khỏe võng mạc của bệnh nhân trong quá trình điều trị. 

Ánh sáng và nguy cơ khởi phát cận thị

Viện cận thị Quốc tế đã báo cáo mối liên hệ nhân quả chặt chẽ và nhất quán giữa thời gian ở ngoài trời và cận thị, dựa trên dữ liệu thu được từ các nghiên cứu khác nhau. Điều quan trọng là thời gian ở ngoài trời nhiều hơn cũng có thể “bù trừ” tác động của cận thị từ các yếu tố như ba mẹ cận thị cao và thời gian làm việc nhìn gần nhiều.

Thời gian hoạt động ngoài trời là một yếu tố quan trọng giúp phòng ngừa cận thị. Theo các chuyên gia, thời gian ở ngoài trời cũng là yếu tố duy nhất được chuyển thành “can thiệp phòng ngừa đã được chứng minh”, với các thử nghiệm lâm sàng cho thấy sự giảm đáng kể về tỷ lệ cận thị mới mắc.

Ánh sáng ngoài trời có tác dụng làm chậm tiến triển cận thị

Ánh sáng ngoài trời có tác dụng làm chậm tiến triển cận thị

Một đánh giá có hệ thống và phân tích tổng hợp gần đây cho thấy tỷ lệ cận thị mới mắc cao hơn đáng kể đối với những cá nhân dành ≤13 giờ mỗi tuần (tức là ít hơn hai giờ mỗi ngày) khi so sánh với những cá nhân dành >22,5 giờ mỗi tuần (nhiều hơn 3,2 giờ mỗi ngày) ở ngoài trời. 

Cùng một nghiên cứu cho thấy rằng việc tăng thời gian ở ngoài trời của trẻ khoảng 76 phút mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ cận thị mới mắc của trẻ tới 50%. 

Kết luận

Ánh sáng có tác động quan trọng trong kiểm soát cận thị: 

  • Ánh sáng có bước sóng ngắn có khả năng làm chậm quá trình tiến triển cận thị.
  • Ánh sáng trong nhà và ngoài trời có sự khác biệt về cường độ sáng. Trẻ nên được tư vấn tham gia các hoạt động vui chơi, thể dục thể thao ngoài trời.
  • Liệu pháp ánh sáng đỏ đang là một phương pháp tiềm năng để kiểm soát sự tiến triển của cận thị, mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận hiệu quả và an toàn của nó.
  • Ánh sáng ngoài trời với cường độ sáng đủ có thể giúp trì hoãn khởi phát cận thị.

Đặt lịch khám ngay tại vivision kid để trẻ được thăm khám tư vấn cụ thể về lộ trình kiểm soát cận thị ngay hôm nay.

Lời khuyên

Khuyến khích hoạt động ngoài trời, quản lý thời gian sử dụng thiết bị điện tử, và thực hiện kiểm tra mắt định kỳ là các bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe mắt và giảm nguy cơ cận thị. Liệu pháp ánh sáng đỏ đang là liệu pháp đầy hứa hẹn trong điều trị cận thị.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Hà Trung Đức được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, chú đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

Ánh sáng

cận thị

Liệu phác ánh sáng đỏ