Bị nhược thị có mù không?
Nhược thị ảnh hưởng đến thị lực của người bệnh. Do đó, nhiều người thắc mắc rằng bị nhược thị có mù không. Bác sĩ cho biết tật khúc xạ này không gây mù. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, bạn sẽ gặp khó khăn về thị lực.
Nhược thị – Mắt lười là gì?
Để biết nhược thị có mù không, bạn cần hiểu rõ đây là bệnh gì. Nhược thị hay còn gọi là mắt lười. Đây là tình trạng suy giảm thị lực ở một mắt hoặc 2 mắt hoặc có sự khác biệt thị lực giữa 2 mắt trên 2 dòng sau khi đã chỉnh kính tối ưu hoặc điều trị được nguyên nhân.
Nguyên nhân gây nhược thị
Một số nguyên nhân dẫn đến nhược thị như:
- Tật khúc xạ: Viễn thị, loạn thị hoặc cận thị nặng ở một hoặc hai mắt.
- Lác lé: Mắt lác hướng vào trong hoặc ra ngoài, lên hoặc xuống khiến não bộ chỉ tập trung vào hình ảnh từ mắt nhìn thẳng, bỏ qua hình ảnh từ mắt lác.
- Nhược thị do mất nhìn: Do sụp mí, đục thủy tinh thể, sẹo giác mạc hoặc các bệnh lý khác khiến trục thị giác bị che khuất.
Dấu hiệu nhận biết nhược thị
Dấu hiệu nhận biết nhược thị:
- Mỏi mắt: Người bệnh có thể cảm thấy mỏi mắt thường xuyên, đặc biệt khi tập trung nhìn vào một vật thể trong thời gian dài.
- Lác mắt: Một trong hai mắt có thể hướng về các hướng khác nhau, vào trong, ra ngoài, lên hoặc xuống.
- Nhìn hai ảnh: Do não bộ nhận tín hiệu sai lệch từ hai mắt, người bị nhược thị có thể nhìn thấy hai ảnh chồng lên nhau hoặc lệch nhau.
- Che một mắt: Khi che một mắt, người mắc nhược thị có thể cảm thấy thị lực của mắt còn lại giảm sút rõ rệt.
- Khó khăn khi nhìn xa hoặc nhìn gần: Người bệnh có thể gặp khó khăn khi nhìn các vật thể ở xa hoặc ở gần, tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhược thị.
- Hiện tượng đám đông: Đọc từng chữ từng mắt dễ hơn đọc nguyên hàng.
Phương pháp điều trị nhược thị
Phương pháp điều trị nhược thị bao gồm:
- Điều trị nguyên nhân: Cần điều trị các nguyên nhân gây nhược thị như tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị), lác/lé, đục thủy tinh thể bẩm sinh, sụp mí,… bằng các phương pháp phù hợp như chỉnh kính, phẫu thuật,…
- Bịt mắt hoặc gia phạt: Đây là phương pháp chính để điều trị nhược thị. Mắt tốt sẽ bị che tạm thời hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt để giảm thị lực, buộc mắt nhược thị phải hoạt động nhiều hơn.
- Kết hợp các bài tập nhược thị: Có nhiều bài tập nhược thị khác nhau giúp cải thiện thị lực cho mắt nhược thị như luyện tập nhìn xa, nhìn gần, nhận biết hình ảnh,…
Bị nhược thị có mù không và biến chứng của nhược thị
Bị nhược thị có mù không? Nhược thị thường không có dấu hiệu rõ ràng, khiến nhiều người chủ quan và chỉ phát hiện khi thị lực đã giảm sút nghiêm trọng.
Nhiều nghiên cứu cho thấy nhược thị do lác có thể hồi phục nếu điều trị trước 9 tuổi, trong khi thời điểm phục hồi với nhược thị do lệch khúc xạ là trước 12 tuổi. Sau tuổi trưởng thành, khả năng phục hồi thị lực của mắt nhược thị sẽ kém hơn nên phát hiện càng sớm, điều trị càng sớm khả năng hồi phục càng cao.
Nhược thị không gây mù nhưng sẽ gây giảm thị lực không hồi phục nếu không được điều trị. Đồng thời việc điều trị nhược thị ở trẻ cần có sự theo dõi của bác sĩ khi sử dụng các phương pháp bịt mắt/ gia phạt để tránh tình trạng nhược thị đảo ngược.
Cách phòng tránh nhược thị
Để phòng tránh hiệu quả nhược thị, bạn cần lưu ý một số biện pháp sau:
Khám mắt định kỳ cho trẻ em
Đây là biện pháp quan trọng nhất để phát hiện sớm nhược thị ở trẻ. Nên đưa trẻ đi khám mắt định kỳ ít nhất 6 tháng một lần, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi.
Khám mắt định kỳ giúp phát hiện sớm các tật khúc xạ, lác mắt, sụp mi,… là những nguyên nhân chính gây nhược thị. Khi được phát hiện sớm, các bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị kịp thời, giúp trẻ có cơ hội cải thiện thị lực tốt nhất.
Bổ sung dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị lực của trẻ. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho mắt như vitamin A, C, E, lutein, zeaxanthin,…
Nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, gan, bông cải xanh,…; thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, ớt chuông,…; thực phẩm giàu vitamin E như hạnh nhân, hạt hướng dương, dầu ô liu,…
Bảo vệ mắt khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời
Ánh nắng mặt trời có thể gây hại cho mắt, đặc biệt là đối với trẻ em. Do đó, cha mẹ cần cho trẻ đeo kính râm có khả năng chống tia UV khi ra ngoài trời nắng. Ngoài ra, cũng nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.
Các phương pháp điều trị nhược thị mang lại hiệu quả tốt nhất khi được thực hiện vào thời điểm trục thị giác – vỏ não của mắt nhược thị vẫn đang hoàn thiện. Vì vậy, trẻ nhược thị nên được chẩn đoán và điều trị tật khúc xạ trước 7 tuổi để đạt kết quả tốt nhất.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn biết bị nhược thị có mù không. Ba mẹ hãy đưa trẻ đến khám và theo dõi sức khỏe đôi mắt định kỳ tại hệ thống phòng khám mắt trẻ em vivision kid để được các bác sĩ và đội ngũ chuyên gia khúc xạ nhãn khoa thăm khám, điều trị.
Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi
Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Lan Anh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.
Gắn thẻ: