Nghiên cứu về liệu pháp kết hợp trong kiểm soát cận thị

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh

vào ngày 28/04/2024

Các phương pháp kiểm soát cận thị hiện nay được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm, đặc biệt là những phương hướng tối ưu hóa và phối kết hợp các phương pháp để tăng hiệu quả kiểm soát cận thị

Giới thiệu

Các nghiên cứu về việc kết hợp atropin 0.01% và kính Ortho-K, atropin 0,01% và kính áp tròng mềm đa tiêu cự, atropin 0.01% và kính gọng kiểm soát cận thị nhận được rất nhiều sự chú ý. Tan và các cộng sự đã chỉ ra rằng kích thước đồng tử lớn hơn đem lại hiệu quả kiểm soát cận lớn hơn.

Tuy nhiên điều này chỉ chiếm khoảng 20% hiệu quả, vậy phần hiệu quả còn lại là do đâu? Việc điều trị kết hợp các liệu pháp trong kiểm soát cận thị có thực sự làm tăng hiệu quả? Hiệu quả kiểm soát của việc phối kết hợp có đáp ứng với những trường hợp nào? 

Đánh giá hiệu quả điều trị cận thị bằng đo độ dài trục nhãn cầu

Đánh giá hiệu quả điều trị cận thị bằng đo độ dài trục nhãn cầu

Phối trị liệu giữa Atropin và Ortho-K

Cơ chế kiểm soát cận thị của hai phương pháp Atropine và Ortho-K là khác nhau: Trong khi atropin tác động kháng muscarinic thì Ortho-K lại dựa trên cơ chế làm mờ vùng ngoại biên để tránh viễn thị hóa vùng rìa. Bởi vậy việc phối hợp hai phương pháp có cơ chế khác nhau này đem lại nhiều hứa hẹn về việc gia tăng hiệu quả kiểm soát cận so với việc điều trị đơn lẻ 1 liệu pháp.

  • Nghiên cứu của Kinoshita và các cộng sự là một trong những nghiên cứu đáng chú ý nhất trong lĩnh vực này. Nhóm nghiên cứu đã theo dõi một nhóm bệnh nhân cận thị nhẹ đến trung bình trong khoảng thời gian hai năm. Nhóm đối tượng nghiên cứu được phân ngẫu nhiên thành hai nhóm: một nhóm sử dụng atropin (0.01%) kết hợp với Ortho-K, trong khi nhóm còn lại chỉ sử dụng ortho-k đơn lẻ.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng nhóm sử dụng liệu pháp kết hợp có sự giảm đáng kể trong tiến triển độ cận so với nhóm chỉ sử dụng Ortho-K. Đồng thời, khẳng định rằng liệu pháp kết hợp có thể mang lại kết quả tích cực trong việc kiểm soát cận thị. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra hiệu quả của việc kiểm soát tăng độ dài trục nhãn cầu khi kết hợp 2 liệu pháp chỉ có giá trị trong giai đoạn 1 năm đầu tiên.

  • Tan và các cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu tương tự, điều tra hiệu quả của sự kết hợp giữa Ortho-K và atropin. Kết quả nghiên cứu cũng có sự tương đồng so với kết quả của Kinoshita và cộng sự khi chỉ ra rằng việc phối điều trị đem lại hiệu quả đáng kể so với điều trị Ortho-K riêng lẻ. Tuy nhiên, một điểm đáng chú ý là hiệu quả của liệu pháp kết hợp chỉ rõ ràng trong sáu tháng đầu của nghiên cứu. 

Nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa kích thước đồng tử lớn hơn và độ dày màng mạch với việc giảm chiều dài trục, nhưng điều này không được coi là nguyên nhân. Kết quả nghiên cứu này gợi ý rằng mặc dù liệu pháp kết hợp có thể mang lại hiệu quả tốt trong thời gian ngắn, nhưng cần có thêm nghiên cứu để đánh giá tính bền vững của hiệu quả trong thời gian dài hơn. 

  • Tương tự như vậy, nghiên cứu của Zhao và các cộng sự đã chỉ ra rằng liệu pháp kết hợp giữa atropin và Ortho-K không chỉ hiệu quả trong việc hạn chế tiến triển độ cận; mà còn làm chậm sự phát triển chiều dài trục nhãn cầu ở những bệnh nhân trẻ.
  • Vincent và các cộng sự cũng đã tiến hành một nghiên cứu đáng chú ý về hiệu quả của atropin 0.01% kết hợp với Ortho-K. Họ nhận thấy rằng sự kết hợp này không chỉ giúp làm giảm sự tiến triển chiều dài trục có tương quan tới kích thước đồng tử tăng và quang sai nhiều hơn.
  • Nghiên cứu gần đây của Wan và các cộng sự tập trung vào nồng độ atropin cao hơn (0.025% và 0.125%) kết hợp với Ortho-K. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nồng độ 0.025% có hiệu quả trong việc làm chậm chiều dài trục, trong khi nồng độ 0.125% không cho thấy hiệu quả tương tự.

Điều này cho thấy rằng không chỉ có sự kết hợp giữa atropin và Ortho-K mang lại hiệu quả, mà việc lựa chọn nồng độ thuốc cũng rất quan trọng. Các nhà nghiên cứu khuyến nghị rằng cần tiến hành thêm các nghiên cứu để xác định nồng độ tối ưu của atropin trong liệu pháp kết hợp.

Kết hợp giữa atropin và kính áp tròng mềm đa tiêu

Kính áp tròng mềm đa tiêu là một phương pháp điều trị ngày càng trở nên phổ biến trong việc kiểm soát cận thị. Hai nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết hợp giữa atropin và kính áp tròng mềm đa tiêu không đem lại bất kỳ lợi ích nào trong tiến trình kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ nhỏ. 

Kết hợp giữa atropin và kính gọng kiểm soát cận thị

Kính gọng kiểm soát cận thị kết hợp cùng atropin giúp tăng hiệu quả điều trị

Kính gọng kiểm soát cận thị kết hợp cùng atropin giúp tăng hiệu quả điều trị

Kính gọng kiểm soát cận thị hiện nay cũng là một phương pháp điều trị nổi bật và được ứng dụng nhiều trên lâm sàng trong kiểm soát tiến triển cận thị. Hai nghiên cứu đã so sánh tròng kính kiểm soát cận theo công nghệ DIMS kết hợp cùng với atropin so với tròng kính DIMS đơn thuần. 

  • Nucci và cộng sự phát hiện ra rằng nhóm kết hợp cho thấy giảm đáng kể tật khúc xạ, nhưng không phải độ dài trục nhãn cầu so với nhóm đơn trị liệu sau một năm. 
  • Huang và cộng sự phát hiện ra sự khác biệt đáng kể về cả độ dài trục và tật khúc xạ so với nhóm đơn trị liệu sau một năm. Sự khác biệt giữa hai nghiên cứu này có thể là do quần thể bệnh nhân; Nucci và cộng sự nghiên cứu bệnh nhân châu Âu trong khi Huang và cộng sự nghiên cứu quần thể châu Á.

Thực tế tại Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu cụ thể nào đánh giá việc kết hợp điều trị atropin và kính gọng kiểm soát cận thị có đem lại hiệu quả cao hơn so với đơn trị liệu hay không. Nhưng nghiên cứu của Huang trên nền đối tượng nghiên cứu là quần thể châu Á có thể đem lại giá trị tham khảo trong điều trị lâm sàng tại Việt Nam. 

Kết luận

Từ những nghiên cứu đã được nêu trên, có thể kết luận rằng liệu pháp kết hợp giữa atropin và Ortho-K và kính gọng kiểm soát cận thị có thể làm tăng hiệu quả so với đơn trị liệu, điều này đem lại phương hướng mới trong điều trị lâm sàng khi trẻ có tiến triển cận thị quá nhanh hoặc đáp ứng kém với các liệu pháp đơn trị liệu. 

Tuy nhiên việc trẻ nên sử dụng liệu pháp kiểm soát cận nào hay thời điểm cần phối hợp thêm atropin đều cần được hướng dẫn và kê đơn từ chuyên gia, y bác sĩ. Đặc biệt trong quá trình điều trị trẻ cũng cần được theo dõi và thăm khám thường xuyên để đánh giá hiệu quả và thay đổi lộ trình phù hợp trong từng giai đoạn của quá trình điều trị tật khúc xạ. 

CTA: Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc tư vấn về các phương pháp điều trị cận thị, hãy liên hệ với các chuyên gia tại vivision. Với đội ngũ chuyên gia y bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm trong điều trị kiểm soát cận thị, vivision cam kết cung cấp thông tin và dịch vụ chất lượng nhất để đảm bảo trẻ có một đôi mắt khỏe mạnh. Nhắn tin ngay đến Zalo phòng khám để được hỗ trợ.

Lời khuyên

Từ những nghiên cứu đã được nêu trên, có thể kết luận rằng liệu pháp kết hợp giữa atropin và Ortho-K và kính gọng kiểm soát cận thị có thể làm tăng hiệu quả so với đơn trị liệu, điều này đem lại phương hướng mới trong điều trị lâm sàng khi trẻ có tiến triển cận thị quá nhanh hoặc đáp ứng kém với các liệu pháp đơn trị liệu.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Kiểm soát cận thị