Lác và nhược thị có mối quan hệ như thế nào?
Lác và nhược thị là hai vấn đề thường gặp của mắt, đặc biệt là ở trẻ em.Nhiều người cho rằng chúng chỉ là một loại bệnh. Thực tế, lác và nhược thị là hai chứng bệnh khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Định nghĩa lác và nhược thị
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về hai khái niệm này để hiểu rõ hơn về lác và nhược thị.
Lác mắt là gì?
Lác mắt ở Việt Nam có nhiều tên gọi tuỳ theo vùng, miền hay địa phương như lác, lé, mại, hiếng, lệch mắt… Lác là một bệnh hay gặp, chiếm tỷ lệ khoảng 2- 4% dân số.
Theo y học, lác là tình trạng hai mắt không đồng trục, tức là một mắt hướng về một hướng khác so với mắt còn lại. Lác gồm hai hội chứng chính là lệch trục nhãn cầu (trục của mắt) và rối loạn thị giác hai mắt.
Mắt lác có thể là bẩm sinh hoặc do các yếu tố gây ra sau này. Lác mắt thường biểu hiện rõ khi một mắt có hướng nhìn lệch hẳn ra ngoài hoặc vào trong, có khi lên trên hoặc xuống dưới so với mắt còn lại.
Lác và nhược thị không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây khó khăn trong việc phối hợp thị lực của hai mắt. Những người bị lác thường gặp khó khăn trong việc nhìn vật thể một cách chính xác và rõ ràng. Nếu tình trạng lác không được điều trị sớm, thị lực của mắt lác có thể suy giảm, gây ra nhược thị.
Cần phân biệt lác cơ năng và lác liệt:
- Lác cơ năng (lác đồng hành): Khi liếc mắt thì hai mắt luôn di chuyển cùng hướng với nhau.
- Lác liệt được (lác bất đồng hành): Khi liếc thì mắt lác không luôn di chuyển cùng với mắt lành, hay gặp ở người lớn hơn trẻ em, nguyên nhân thường do liệt các dây thần kinh chi phối cơ vận nhãn.
Nhược thị là gì?
Nhược thị, còn được gọi là “mắt lười,” là tình trạng suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt, dù không có bất kỳ tổn thương thực thể nào trong cấu trúc mắt. Tình trạng này thường xuất hiện từ nhỏ và là kết quả của sự phát triển không đều của thị lực trong giai đoạn trưởng thành.
Khi một mắt của trẻ không được não bộ chú ý hoặc không có sự phối hợp tốt giữa mắt và não, khả năng nhìn của mắt đó sẽ bị yếu đi. Nguyên nhân gây ra nhược thị có thể bao gồm tật khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị hoặc lác mắt. Nhược thị cần được phát hiện và điều trị sớm vì nếu để lâu, khả năng hồi phục sẽ giảm đáng kể.
Điểm khác biệt giữa lác và nhược thị là gì?
Dù có mối liên hệ mật thiết, lác và nhược thị là hai tình trạng hoàn toàn khác nhau. Mắt lác là hiện tượng lệch trục nhãn cầu, trong khi nhược thị là hiện tượng suy giảm khả năng thị lực của một hoặc hai mắt. Một người có thể bị nhược thị mà không hề bị lác mắt, hoặc ngược lại, một người có thể bị lác mà không bị nhược thị.
Tuy nhiên, lác mắt lại là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhược thị. Rối loạn thị giác trong lác khiến hai mắt không được sử dụng đồng bộ, dẫn đến sự phát triển thị lực không đồng đều và cuối cùng dẫn tới nhược thị. Việc phân biệt và hiểu rõ lác và nhược thị là rất quan trọng để có phương án điều trị hiệu quả.
Lác và nhược thị có mối quan hệ như thế nào?
Lác và nhược thị đều là những vấn đề gây ra giảm thị lực và lác có thể gây ra nhược thị.
Tại sao lác gây ra nhược thị?
Lác mắt là một trong những nguyên nhân chính gây ra nhược thị. Lác gây ra nhiều tác hại: Làm rối loạn chức năng thị giác hai mắt (Mất hay giảm khả năng phối hợp giữa hai mắt). Có nhiều nguy cơ gây giảm thị lực ở mắt lác (Nhược thị do lác), khoảng trên 60% trẻ em lác cơ năng bị nhược thị ở một mắt, nhất là khi bị lác trong.
Khi hai mắt hoạt động không đồng bộ, não bộ sẽ gặp khó khăn trong việc hợp nhất hình ảnh từ hai mắt thành một. Để tránh tình trạng nhìn đôi (song thị), não sẽ bỏ qua hình ảnh từ mắt lệch trục và chỉ chú ý đến hình ảnh từ mắt có thị lực mạnh hơn. Điều này khiến mắt còn lại không được sử dụng, dẫn đến sự phát triển không đều của thị lực. Qua thời gian, mắt lệch trục sẽ dần suy yếu và trở thành nhược thị.
Nhược thị do lác thường gặp ở trẻ em, khi hệ thống thị giác đang trong giai đoạn phát triển. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành, gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Lác có thể gây ra nhược thị, đặc biệt là lác trong và khi lác cố định ở một mắt. Và ngược lại, nhược thị do các nguyên nhân khác cũng hay dẫn đến lác mắt. Đôi khi khó xác định cái nào là nguyên phát hay thứ phát.
Dấu hiệu của nhược thị ở mắt lác
Nhược thị thường không có dấu hiệu rõ rệt và khó nhận biết, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số biểu hiện có thể bao gồm:
- Thị lực mờ hoặc kém ở một mắt.
- Khó khăn trong việc xem tivi hoặc nhìn xa, hoặc trẻ có thói quen nghiêng đầu để nhìn rõ hơn.
- Thường xuyên nheo mắt
- Giảm khả năng cảm nhận về chiều sâu của vật.
Nhược thị mắt lác điều trị ra sao?
Việc điều trị nhược thị ở mắt lác cần được thực hiện sớm, đặc biệt là ở trẻ em dưới 8 tuổi khi thị lực đang trong giai đoạn phát triển. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của trẻ bao gồm:
- Tập nhược thị: Tập nhược thị còn được gọi là điều trị chỉnh thị tiền phẫu. Bước điều trị này có rất nhiều tác dụng quan trọng: tăng thị lực hai mắt, giúp hạn chế lác tái phát sau phẫu thuật, mở rộng thị trường hai mắt, tạo điều kiện phục hồi thị giác hai mắt.
- Phương pháp phẫu thuật: Sau khi điều trị nhược thị một vài trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuât. Tuy nhiên, đây cũng không phải phương pháp cón thể hoàn toàn dứt điểm nhược thị.
Lác và nhược thị đều là những vấn đề về mắt có thể gây tình trạng suy giảm thị lực. Mối liên hệ giữa lác và nhược thị rất chặt chẽ, khi mắt bị lác, não thường ưu tiên sử dụng hình ảnh từ mắt tốt hơn, khiến mắt bị lác dần mất đi chức năng.
Việc điều trị nhược thị mắt lác có thể luyện tập hoặc phẫu thuật. Riêng việc luyện tập cần sự bền bỉ và kiên trì của bệnh nhân.
Đặt lịch kiểm tra lác và nhược thị tại vivision để được chuyên gia của chúng tôi kiểm tra và điều trị kịp thời. Việc can thiệp sớm có thể giúp bảo vệ thị lực cho bạn và những người thân yêu.
Lời khuyên
Lác và nhược thị là hai chứng bệnh về mắt khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết. Lác không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể dẫn đến nhược thị nếu không được phát hiện sớm. Nếu phát hiện trẻ bị lác hoặc nhược thị, cần đưa trẻ đi khám và điều trị ngay. Các phương pháp điều trị thường bao gồm:
Đeo kính: Để điều chỉnh tật khúc xạ (cận thị, viễn thị, loạn thị).
Bịt mắt tốt: Để buộc mắt yếu phải hoạt động nhiều hơn.
Phẫu thuật: Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được chỉ định để điều chỉnh vị trí của mắt.
Chuyên môn: Bác sĩ chuyên khoa Mắt với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Mắt, và khúc xạ mắt trẻ em.
Uy tín: Bác sĩ Thiện được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, bác sĩ đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.
Gắn thẻ: