Kính ortho-k đặt đánh từng vùng: có cần thiết và hiệu quả?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh

vào ngày 28/04/2024

Kính Ortho-K cần được tinh chỉnh như thế nào để đạt được hiệu quả tối ưu; đặc biệt trong các trường hợp loạn thị không đều và loạn thị rìa? Đặt đánh từng vùng trên kính Ortho-K có thực sự quan trọng và có hiệu quả?

Đặt đánh kính Ortho-K và sự ổn định của kính

Để đạt được hiệu quả tốt nhất từ kính Ortho-K, việc đặt đánh từng vùng của kính sao cho phù hợp với giác mạc của bệnh nhân là rất quan trọng. Điều này có thể cần thiết trong các trường hợp như loạn thị không đều hoặc loạn thị rìa để kính đạt hiệu quả tốt trong điều trị.

Trong trường hợp loạn thị rìa hay loạn thị lệch có thể dẫn đến tình trạng kính lệch, đè non số khi kính không thể “khớp” chính xác với giác mạc.

Việc đặt đánh kính để phù hợp với cấu trúc giác mạc của bệnh nhân rất quan trọng giúp tăng độ định tâm, hiệu quả của kính. Dưới đây là một case điển hình cho sự hiệu quả trong điều trị khi kính được đặt đánh theo cấu trúc giác mạc.

  • Độ cầu: -3.00, loạn thị giác mạc: 2.00D, K phẳng: 43.26
  • Bản đồ giác mạc: Loạn thị hình nơ lệch, loạn thị cao hơn ở rìa dưới giác mạc.

Nếu chỉ nhìn đơn giản vào chỉ số độ cận, độ loạn thị và K phẳng thì chúng ta có thể thấy đây là một case khá đơn giản. Tuy nhiên khi thử kính với độ kính thông thường, kính vẫn đọng fluorescein ở rìa trên và rìa dưới kính, đồng thời kính hơi lệch dưới nhẹ dù hình thái kính tương đối đẹp và kính vẫn di chuyển mượt mà trên mắt bệnh nhân. 

Kính kênh do loạn thị

Kính kênh do loạn thị

Vùng quy hồi và đường kính mặt sau: giải pháp tăng hiệu quả kiểm soát cận thị

Hai yếu tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kiểm soát cận thị bằng kính Ortho-K là vùng quy hồi và đường kính mặt sau của giác mạc. Các nghiên cứu hiện nay đã thực hiện thử nghiệm tinh chỉnh vùng quy hồi và các thiết kế mặt sau của kính đem lại nhiều kết quả hứa hẹn tăng hiệu quả trong điều trị kiểm soát cận thị bằng kính Ortho-K:

Tăng công suất vùng quy hồi

Việc điều chỉnh công suất vùng quy hồi của kính Ortho-K có thể ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điều trị. Công suất vùng quy hồi cần được tối ưu hóa để đảm bảo kính áp tròng hoạt động hiệu quả nhất, từ đó giúp kiểm soát cận thị tốt hơn.

Theo một nghiên cứu Mối quan hệ giữa kiểm soát cận thị và mức độ thay đổi khúc xạ giác mạc sau điều trị bằng thấu kính chỉnh hình giác mạc” của Lu Sun, và cộng sự chỉ ra diện tích và thể tích của vùng quy hồi ở giác mạc hình thành sau khi đeo kính  càng lớn thì hiệu quả kiểm soát cận thị càng tốt, thể hiện qua độ dài trục nhãn cầu AL. 

Đối với những bệnh nhân cận thị nhẹ đến trung bình, cần phải xem xét toàn diện độ đè và đường kính vùng quang học của vùng CRC hình thành khi đánh giá hiệu quả kiểm soát cận thị dự kiến.

Độ đè kính 

Một nghiên cứu khác của Lau và cộng sự vào năm 2022 đã báo cáo hiệu quả kiểm soát cận thị lớn hơn từ việc lắp kính Ortho-k bằng cách sử dụng hệ số đè cao hơn. Nghiên cứu bao gồm trẻ em từ 6-12 tuổi bị cận thị từ thấp đến trung bình (-0,50D đến -4,00D) và loạn thị (≤1,25 D). 

Người ta thấy rằng hệ số nén tăng dẫn đến sự chậm lại của tiến trình cận thị là 34% khi so sánh với nhóm đối chứng,

Độ dài trục nhãn cầu tăng trung bình của những người tham gia đeo Ortho-K  là 0,53 ± 0,29 mm ở nhóm đối chứng và 0,35 ± 0,29 mm ở nhóm tăng hệ số nén. Tuy nhiên khi tăng hệ số đè cũng cần lưu ý các yếu tố khác liên quan tới kiểm soát cận thị và sức khỏe mắt của đối tượng nghiên cứu. 

Nghiên cứu chỉ ra rằng mức độ đáp ứng với kính Ortho-K còn phụ thuộc vào từng cá nhân, trong một số trường hợp có thể cần cân nhắc tăng công suất vùng quy hồi hoặc tăng độ đè để đảm bảo hiệu quả kiểm soát cận thị.

Hình ảnh sau khi đổi kính đặt đánh từng vùng 

Giảm đường kính mặt sau: giải pháp hàng đầu tăng hiệu quả kiểm soát cận thị?

Một cách khác để tùy chỉnh tròng kính Ortho-K là thay đổi đường kính vùng quang học phía sau, trong đó việc giảm kích thước đường kính vùng quang học phía sau đang thu hút sự chú ý gần đây từ nghiên cứu cho thấy hiệu quả kiểm soát cận thị được cải thiện so với tròng kính Ortho-K thông thường.

Các cơ chế chưa được hiểu hoàn toàn, tuy nhiên mục đích là đường kính vùng quang học sau (BOZD) nhỏ hơn sẽ tạo ra đường kính vùng điều trị (TZD) nhỏ hơn trên mắt, từ đó làm tăng khúc xạ ngoại vi tương đối và quang sai cao hơn, do đó tăng cường kiểm soát cận thị. 

Lý thuyết này phát triển từ quan sát rằng trẻ em có đồng tử lớn hơn so với vùng điều trị Ortho-k có độ giãn dài trục chậm hơn và độ dịch chuyển viễn thị, trong khi những trẻ có đường kính đồng tử trong vùng điều trị có độ giãn dài trục nhiều hơn.

Nghiên cứu VOLTZ kéo dài 2 năm đã điều tra tác động của kính Ortho-K có đường kính vùng điều trị 6mm (thông thường) và 5mm (BOZD giảm) lên sự thay đổi chiều dài trục ở trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Trong một năm, chiều dài trục nhãn cầu tăng 0,04 ± 0,15 mm ở nhóm 5mm và tăng 0,17 ± 0,13 mm ở nhóm 6mm. 

Kết luận: Kính đặt đánh từng vùng là giải pháp cho các trường hợp kính không ổn định hoặc hiệu quả kiểm soát cận thị đem lại chưa đủ tối ưu đặc biệt trong các trường hợp bệnh nhân có loạn thị giác mạc không đều.

Các biện pháp điều chỉnh kính Ortho-K như tăng công suất vùng quy hồi, tăng độ đè kính và thay đổi bán kính mặt sau có thể là cơ hội giúp tăng hiệu quả kiểm soát cận thị. Tuy nhiên cần lưu ý các vấn đề khác như thị lực và thị lực tương phản, mức độ an toàn khi áp dụng trên lâm sàng.

Đặt lịch khám ngay tại vivision kid để được tư vấn chi tiết, kĩ càng về hành trình kiểm soát cận thị cùng trẻ.

Lời khuyên

Cần cân nhắc kĩ các yếu tố và đánh giá toàn diện bản đồ giác mạc, so sánh và cân nhắc kỹ càng khi thay đổi các thông số liên quan tới kính Ortho-K và sử dụng kính đặt đánh từng vùng khi cần thiết để đảm bảo hiệu quả kiểm soát cận thị.

logo vivisionkid
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Khúc xạ Nhãn khoa Nguyễn Nguyệt Ánh
Chuyên gia Thị giác hai mắt
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển và Khúc xạ Nhãn nhi

Uy tín: Bằng khả năng giao tiếp và kết nối, chuyên gia Nguyệt Ánh ấn tượng với mọi người và bệnh nhân nhí bằng sự kiên trì, nhẹ nhàng đem lại một nguồn năng lượng tích cực.

Gắn thẻ:

Bỏ kính

kính áp tròng

Ortho-K