Ra sao khi dừng kiểm soát cận thị, có tăng độ cận trở lại?

Bài viết được thẩm định bởi Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang

vào ngày 29/04/2024

Các phương pháp kiểm soát cận thị được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi để làm hạn chế tăng độ cận và giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến cận thị, như atropin nồng độ thấp, kính áp tròng ban đêm Ortho-k, tròng kính hạn chế tăng độ,… 

Kính gọng kiểm soát cận thị ( công nghệ HAL và công nghệ DIMS)

Sẽ ra sao khi chúng ta dừng sử dụng các phương pháp kiểm soát cận thị trên trẻ, liệu có hiệu ứng “đảo ngược” – hiện tượng tăng độ cận trở lại sau dừng kiểm soát cận thị – có xảy ra trên trẻ? 

Cùng với câu hỏi này, nghiên cứu tổng hợp “Đánh giá hiện tượng đảo ngược trong các phương pháp điều trị cận thị khác nhau” đã cho thấy các bằng chứng về hiệu ứng đảo ngược và đánh giá mức độ của hiệu ứng này ở các phương pháp kiểm soát cận thị khác nhau. 

Kết quả cho thấy sau khi dừng kiểm soát cận thị cả độ dài trục nhãn cầu và độ cần đều có xu hướng tăng tuy nhiên hiệu ứng đảo ngược này không tương đồng ở các phương pháp. 

Trong đó các phương pháp tác dụng vào cơ chế quang học “hạn chế viễn thị hóa vùng rìa” cho hiệu ứng “đảo ngược” sau khi dừng thấp hơn nhóm phương pháp sử dụng atropin nồng độ thấp hay liệu pháp ánh sáng đỏ. 

Tăng độ cận chỉ khoảng 0.25D và độ dài trục nhãn cầu tăng khoảng 0.08mm sau 1-2 năm ngừng sử dụng phương pháp. Con số này cho thấy tròng kính gọng kiểm soát cận thị gần như không có hiệu ứng đảo ngược sau khi dừng.

Các biện pháp kiểm soát cận thị bằng quang học có hiệu ứng đảo ngược thấp hơn so với atropine

Các biện pháp kiểm soát cận thị bằng quang học có hiệu ứng đảo ngược thấp hơn so với atropine

Kính tiếp xúc mềm kiểm soát tăng độ cận thị

Tương tự với tròng kính kiểm soát cận thị, độ cận sau khi dừng dùng kính tiếp xúc mềm kiểm soát cận thị cũng không thay đổi nhiều (độ dài trục nhãn cầu tăng trung bình  0,07mm tương đương 0.05D độ cận trong 9-12 tháng). 

Ortho-K

Phương pháp Ortho-K được ghi nhận không có hiệu ứng đảo ngược sau khi dừng sử dụng. Tuy nhiên trong nghiên cứu được thông kê, bệnh nhân chỉ dừng kính trong vòng 1 tháng để theo dõi, vì thế đây mới chỉ là kết quả ngắn hạn ban đầu.

Thuốc atropin nồng độ thấp

Hiệu ứng đảo ngược sau khi dừng sử dụng Atropin kiểm soát cận thị tương đối lớn so với các phương pháp quang học với độ dài trục nhãn cầu tăng trung bình 0,11mm và độ cầu tương đương tăng 0.35D-0.50D sau 1 năm. 

Dù vậy hiệu ứng đảo ngược của atropin không giống nhau theo từng nồng độ, với nồng độ càng cao thì nguy cơ tăng độ và tốc độ tăng độ sau khi dừng càng lớn. 

Liệu pháp ánh sáng

Cũng giống với thuốc Atropine nồng độ thấp, liệu pháp ánh sáng có hiệu ứng đảo ngược của các phương pháp này cao hơn so với các phương pháp quang học. Tỉ lệ tăng độ cận dài trục nhãn cầu trung bình là 0,23mm và độ cầu tăng từ 0.50D-0.75D trong vòng 1 năm.

Từ các số liệu tổng quát bên trên cho thấy mặc dù các phương pháp kiểm soát cận thị có thể đạt được hiệu quả tốt, tuy nhiên việc dừng sử dụng phương pháp thế nào, thời điểm nào và theo dõi ra sao cần được làm rõ. 

Các yếu tố cần lưu ý khi thay đổi lộ trình kiểm soát tăng độ cận thị 

Các yếu tố cần lưu ý và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định thay đổi lộ trình kiểm soát cận thị hay dừng các phương pháp kiểm soát cận thị:

Độ tuổi của bệnh nhân

Nghiên cứu cho thấy rằng độ tuổi của trẻ em có thể ảnh hưởng đến hiệu ứng đảo ngược khi dừng điều trị. Trẻ em từ 7 đến 14 tuổi là nhóm có tốc độ gia tăng độ cận nhanh nhất, khoảng 90% người cận thị sẽ ổn định độ vào 21 tuổi. 

Điều này có nghĩa là việc dừng điều trị ở độ tuổi sớm có thể dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của độ cận, trong khi trẻ lớn hơn có thể ít bị ảnh hưởng hơn. Do đó, phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định dừng các phương pháp kiểm soát, đặc biệt ở những trẻ em đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh.

Phương pháp sử dụng

Các phương pháp có hiệu ứng đảo ngược sau khi ngừng khác nhau, vì vậy việc theo dõi và can thiệp sau khi dừng cũng cần được cân nhắc tùy thuộc theo phương án. Ví dụ như với atropin, các phác đồ hiện tại khuyến khích sử dụng phác đồ bắt đầu với nồng độ cao và hạ dần xuống nồng độ thấp nhất là 0.01 trước khi ngừng thuốc.

Thời gian độ cận ổn định

Đây cũng là yếu tố quan trọng trước khi chúng ta dừng kiểm soát cận thị, khi việc ngừng kiểm soát cận thị quá sớm có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp cũng  như tiến triển cận thị của bệnh nhân.

Lộ trình điều trị kiểm soát tiến triển khi trẻ bị tăng độ cận thị

Lộ trình điều trị kiểm soát tiến triển khi trẻ bị tăng độ cận thị

Đặt lịch khám ngay cho bé tại vivision để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ trong việc kiểm soát tiến triển cận thị ở trẻ em. Chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp những giải pháp và dịch vụ chăm sóc mắt tốt nhất để giúp gia đình bạn duy trì sức khỏe mắt tối ưu.

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục tiêu: Xem xét hiệu ứng đảo ngược sau khi ngừng các phương pháp điều trị kiểm soát cận thị khác nhau.

Phương pháp: Một đánh giá hệ thống đã được thực hiện, bao gồm các nghiên cứu thử nghiệm ngẫu nhiên đầy đủ (RCT) cũng như các phân tích sau điều trị của các RCT báo cáo phát hiện mới về hiệu ứng đảo ngược của các phương pháp điều trị kiểm soát cận thị trong các cơ sở dữ liệu: PubMed và Web of Science, theo tuyên bố PRISMA. 

Thời gian tìm kiếm là từ ngày 15 tháng 6 năm 2023 đến ngày 30 tháng 6 năm 2023. Công cụ phân tích độ tin cậy Cochrane đã được sử dụng để phân tích chất lượng của các nghiên cứu được chọn.

Kết quả: Tổng cộng có 11 nghiên cứu được đưa vào đánh giá hệ thống này. Khi tổng hợp hiệu ứng “đảo ngược” của tất cả các phương pháp điều trị cận thị, hiệu ứng đảo ngược trung bình đối với chiều dài trục (AL) và khúc xạ cầu tương đương (SER) lần lượt là 0.10 ± 0.07 mm [−0.02 đến 0.22] và −0.27 ± 0.2 D [−0.71 đến −0.03] sau 10.2 ± 7.4 tháng ngừng điều trị. 

Thêm vào đó, kính có thấu kính không cầu hoặc công nghệ phân khúc điều chỉnh, kính tiếp xúc đa tiêu điểm mềm và phương pháp Orthokeratology cho thấy hiệu ứng đảo ngược thấp hơn so với atropine và liệu pháp ánh sáng thấp, với hiệu ứng đảo ngược trung bình cho AL và SER lần lượt là 0.04 ± 0.04 mm [0 đến 0.08] và −0.13 ± 0.07 D [−0.05 đến −0.2].

Kết luận: Có vẻ như các phương pháp điều trị khác nhau cho cận thị đều gây ra hiệu ứng đảo ngược sau khi ngừng điều trị. Cụ thể, các phương pháp điều trị quang học dường như tạo ra hiệu ứng đảo ngược thấp hơn so với các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc ánh sáng. Tuy nhiên, cần có thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận các kết quả này.

Ứng dụng

  • Hiệu ứng đảo ngược có thể được quan sát thấy sau khi ngừng các phương pháp điều trị kiểm soát cận thị khác nhau.
  • Các phương pháp điều trị quang học dường như tạo ra hiệu ứng đảo ngược thấp hơn so với các phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc ánh sáng. 
  • Hiểu biết về hiệu ứng đảo ngược của các phương pháp điều trị cận thị có thể giúp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và bệnh nhân lập kế hoạch điều trị cận thị hiệu quả và phù hợp nhất.

Lời khuyên

Phụ huynh và bệnh nhân cần thảo luận kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa về thời điểm và phương pháp dừng điều trị, đồng thời thực hiện các biện pháp theo dõi và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo sức khỏe mắt tốt nhất cho trẻ. Sự chăm sóc và theo dõi liên tục sẽ giúp giảm nguy cơ gia tăng độ cận và tối ưu hóa kết quả điều trị.

logo vivisionkid
Optometrist Lê Sang Sang
Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang
Chuyên gia Kiểm soát cận thị
Xem thêm

Chuyên môn: Chuyên gia Kiểm soát Cận thị tiến triển Trẻ em

Uy tín: Khúc xạ Nhãn khoa Lê Sang Sang được đánh giá cao bởi chuyên môn y khoa vững vàng, phong cách làm việc chuyên nghiệp và tận tâm với người bệnh. Nhờ sự chẩn đoán chính xác, tư vấn nhiệt tình và phác đồ điều trị hiệu quả, optometrist đã giúp đỡ nhiều bệnh nhân vượt qua bệnh tật.

Gắn thẻ:

cận thị

Cận thị tăng số

tăng độ cận